Dự báo giá lúa gạo trong thời gian tới

Trong bối cảnh biến đổi toàn cầu, ngành lương thực đang phải đối mặt với những thách thức mới và tình hình biến đổi không ngừng. Trong tương lai gần, giá lúa gạo dự kiến sẽ là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Dự báo giá lúa gạo trong thời gian tới đã và đang thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, doanh nghiệp, và những người theo dõi thị trường. Để cập nhật những biến đổi của thị trường lúa gạo và dự bào về giá lúa gạo trong tương lại, mời bạn đón xem bài viết sau đây

Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới trong thời gian gần đây

Thị trường xuất khẩu lúa gạo toàn cầu đang đối mặt với những biến động đáng kể. Sau thông báo cách đây không lâu từ Tổng cục Ngoại thương (Bộ Công thương Ấn Độ) về việc tạm ngừng xuất khẩu lúa gạo tẻ thường. Quyết định này đã đưa thị trường vào một tình hình khá căng thẳng. Cơ quan chức năng của Ấn Độ đã thực hiện ngay lập tức lệnh cấm xuất khẩu đối với loại lúa gạo chiếm tới 80% tổng khối lượng hàng năm được tiếp tế ra thế giới. Hành động này đã tạo ra một sự sốc về nguồn cung. Làm cho nhiều thị trường phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới trong thời gian gần đây
Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới trong thời gian gần đây

Vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn khi Ấn Độ tiếp tục thực hiện việc áp dụng mức thuế xuất khẩu 20% lên lúa gạo chế biến. Điều này đã tạo ra một tác động lan rộng lên toàn bộ chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực tài chính và tìm cách thích nghi với sự thay đổi này. Thậm chí, những người tiêu dùng cũng sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng về giá cả khi lựa chọn thực phẩm thay thế.

Không chỉ riêng Ấn Độ, một quốc gia khác cũng đã đưa ra quyết định tương tự. Myanmar, dù không phải là một nguồn cung lớn về lúa gạo, cũng đã thông báo về việc tạm ngừng xuất khẩu lúa gạo trong vòng 45 ngày từ cuối tháng 8 năm nay. Điều này đã tạo ra thêm một yếu tố không chắc chắn trên thị trường. Làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung gạo toàn cầu.

Dự báo giá lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới

Dự báo giá lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do nhiều yếu tố. Nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới vẫn đang gia tăng, đặc biệt ở các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia và Trung Quốc. Trong khi đó, nguồn cung gạo toàn cầu gặp nhiều thách thức do tình trạng thời tiết bất lợi như El Niño và các biện pháp hạn chế xuất khẩu từ Ấn Độ

Cụ thể, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo sẽ duy trì trên mức 640-650 USD/tấn. Điều này là do tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, trong khi nhu cầu nhập khẩu tiếp tục cao, tạo điều kiện cho giá gạo Việt Nam duy trì ở mức tốt. Đồng thời, sản lượng lúa của Việt Nam vẫn ổn định và chất lượng gạo ngày càng được nâng cao​

Nhìn chung, triển vọng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 khá lạc quan, nhờ vào việc duy trì sản xuất và tận dụng cơ hội từ thị trường quốc tế.

Dự báo giá lúa gạo ở thị trường trong nước thời gian tới

Dự báo giá lúa gạo trong nước thời gian tới có khả năng duy trì ở mức cao, do một số yếu tố tác động từ thị trường quốc tế và điều kiện sản xuất trong nước.

Trong phạm vi thị trường trong nước, những con số cập nhật gần đây cũng đã phản ánh một tình hình tăng giá đáng kể đối với các sản phẩm gạo. Các con số mới nhất cho thấy nhiều loại gạo đã trải qua điều chỉnh giá. Khoảng từ 500 – 3.000 đồng/kg so với ngày cuối tuần trước. Ví dụ, giá gạo thường nằm trong khoảng từ 12.500 – 13.000 đồng/kg. Gạo thơm loại Jasmine đạt mức 17.000 – 18.000 đồng/kg. Gạo Nàng Nhen có giá 23.000 đồng/kg. Gạo trắng thông dụng được giao dịch với mức 15.500 đồng/kg. Còn gạo thơm Thái hạt dài có giá dao động từ 18.000 – 19.000 đồng/kg…

Dự báo giá lúa gạo ở thị trường trong nước thời gian tới

Một chuyên gia trong lĩnh vực ngành lúa gạo đã thực hiện tính toán và đã có kết luận.  Hiện tại giá gạo mùa hè thu đang tăng hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2022. Đối với mùa đông xuân, giá gạo bình quân tăng từ 300 – 500 đồng/kg so với mùa đông xuân của năm 2021-2022. Nếu xu hướng xuất khẩu gạo tiếp tục ổn định. Giá gạo mùa thu đông có thể cũng sẽ cao hơn so với mùa thu đông trước đó.

>>>>Xem thêm: Nếp sáp là gì?

Khó khăn của Việt Nam trong tình hình giá gạo tăng

Việt Nam đang đối mặt với một số khó khăn trong bối cảnh giá gạo tăng cao, dù đây là cơ hội lớn để tăng cường xuất khẩu. Dưới đây là một số thách thức nổi bật:

  • Cạnh tranh nguồn cung: Dù giá gạo tăng giúp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu mạnh mẽ, nhưng việc đảm bảo đủ nguồn cung trong nước để cân bằng giữa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa là một thách thức lớn. Nếu xuất khẩu quá nhiều, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong nước sẽ dẫn đến tình trạng giá cả leo thang, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và an ninh lương thực​
  • Thiếu bền vững trong sản xuất: Tình trạng hạn hán và hiện tượng thời tiết cực đoan như El Niño ảnh hưởng đến sản lượng lúa, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu. Điều này làm cho giá lúa gạo tăng cao trong nước, và việc tăng cường sản xuất bền vững để duy trì nguồn cung là một bài toán khó​
  • Cạnh tranh quốc tế: Mặc dù Việt Nam có lợi thế trong xuất khẩu gạo, nhưng sự cạnh tranh từ các nước khác như Thái Lan và Pakistan vẫn hiện hữu. Các quốc gia này có thể đưa ra các biện pháp giảm giá để thu hút người mua, gây khó khăn cho việc duy trì thị phần của Việt Nam​
  • Chính sách xuất khẩu của các nước khác: Chính sách hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ và các quốc gia khác có thể tác động tích cực lên giá gạo của Việt Nam, nhưng cũng khiến thị trường trở nên khó lường. Sự thay đổi đột ngột từ các quốc gia lớn có thể làm thay đổi cung cầu toàn cầu, ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu của Việt Nam​

Nhìn chung, Việt Nam cần phải điều chỉnh chiến lược sản xuất và xuất khẩu để vượt qua những khó khăn này, đồng thời đảm bảo ổn định giá gạo trong nước.

Việt Nam nên làm gì trước thềm giá lúa gạo đang tăng giá?

Việt Nam nên có chính sách gì trước dự báo giá lúa gạo trong thời gian tới? Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự đoán rằng nhu cầu của khách hàng đối với gạo Việt Nam sẽ tăng thêm ít nhất hơn 1 triệu tấn trong năm 2023 so với mức trung bình các năm trước. Trong bối cảnh này, thị trường xuất khẩu gạo vẫn kỳ vọng tiếp tục có sự phát triển tích cực.

Mặc dù giá gạo xuất khẩu và trong nước đang có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu nên thận trọng. Tình hình này yêu cầu doanh nghiệp phải linh hoạt và cân đối giữa việc duy trì giá bán cho đối tác và giá mua từ bà con nông dân, nhằm đảm bảo lợi ích cân đối cho tất cả các bên liên quan.

Việt Nam nên làm gì trước thềm giá lúa gạo đang tăng giá?

Trong tương lai, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý về giá cả lương thực. Có khả năng biến đổi lên hoặc xuống tùy theo sự phát triển của tình hình lương thực toàn cầu. Doanh nghiệp cần nhanh chóng định hướng và triển khai kế hoạch tăng cường xuất khẩu gạo có lãi. Thay vì kìm giữ giá hoặc thực hiện việc tích trữ gạo với mục tiêu đợi tăng giá. Và tránh rủi ro trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhìn từ góc độ của nhà quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có quyết sách tăng diện tích trồng lúa vụ thu đông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước và thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline0909.584.707
chat facebookChat Facebook
chat zaloChat Zalo